Có một sự thật mà không mấy ai để ý, đó là bể bơi (nhất là bể ngoài trời) được coi là một trong những địa điểm dễ bị ô nhiễm nhất.
Đi bơi là thú vui, là cách giải nhiệt của nhiều người, kể cả người lớn lẫn trẻ em, trong cái nóng oi ả của mùa hè. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về các nguy cơ cũng như cách phòng tránh cho mình và người thân khỏi "rước vạ vào thân" khi lặn ngụp ở các bể bơi hoặc hồ bơi công cộng.
Bạn đang bơi trong nước tiểu của người lạ
Theo một cuộc khảo sát do Hội đồng sức khỏe và chất lượng nước cũng như Quỹ tài trợ bể bơi quốc gia của nước Mỹ cho biết cứ năm người thì một người thừa nhận đi tiểu trong bể bơi.
Các chuyên gia nhận định: "Chúng tôi đoán con số này sẽ không thể thấp hơn so với ở Anh. Vì vậy hãy cảnh giác."
Clo không "giết chết" tất cả mọi thứ
Điều này là đúng. Hiện nay, clo không còn là "tấm lá chắn" bảo vệ an toàn cho bạn nữa do xuất hiện một loại ký sinh trùng mới có khả năng đề kháng clo.
Rõ ràng clo và chất khử trùng khác không thực sự giết chết vi trùng ngay lập tức, vì vậy bạn vẫn có nguy cơ từ một số loại vi khuẩn gây bệnh dịch tiềm ẩn.
Một số bể bơi có E. Coli
E. Coli là viết tắt của thuật ngữ Escherichia Coli dùng để chỉ một nhóm vi khuẩn (bacteria) sống trong đường tiêu hóa (ruột) của con người và động vật. Có nhiều loại E. Coli, nhưng may mắn thay phần lớn chúng có thể nói là vô hại.
Tuy nhiên, một số E. Coli có thể gây tiêu chảy, và loại phổ biến nhất trong nhóm E. Coli có hại này là E. coli O157:H7. Ở vài bệnh nhân, vi khuẩn này có thể gây rối loạn máu và suy thận, thậm chí dẫn đến tử vong.
Hiện nay, một số bể bơi "vô tình" bị nhiễm E. Coli.
Tồn tại chất thải trong bể bơi
Theo một nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) cho hay, các vận động viên trung bình thải ít nhất 0,14g phân vào một hồ bơi trong vòng 15 phút đầu tiên.
Con số này có thể còn cao hơn nếu các vận động viên bơi lội trong thời gian lâu dài. Thậm chí, thật khủng khiếp nếu ai đó "giải quyết" toàn bộ ra bể bơi.
Ví dụ, một bể bơi ở Scotland (Anh) đã phải nhiều lần đóng cửa vì mọi người đến bơi lội phàn nàn có rất nhiều hạt "lạ" chìm nổi trên mặt nước.
Bạn có thể bị bệnh tiêu chảy
Theo CDC, trong hơn hai thập kỉ qua, những người bị tiêu chảy và các bệnh dịch khác từ nước hồ bơi bị ô nhiễm đang ngày càng gia tăng.
Nguyên nhân có thể là do trẻ em và người lớn đi bơi trong lúc họ bị tiêu chảy và vô tình mang mầm bệnh đến bể bơi công cộng.
Có mùi ? Liệu các hồ bơi có được sạch sẽ
Mùi "lạ" xuất hiện do sự hòa trộn giữa clo với nước tiểu, mồ hôi và kinh khủng nhất là chất dịch cơ thể của người khác đã được tiết vào trong nước. Do đó, bể bơi sẽ có rất nhiều mùi khó chịu.
Đau mắt? Đó không phải là do clo.
Việc mắt đỏ ngầu sau khi đi bơi không phải là do bị kích ứng từ chất clo có trong bể bơi. Theo các chuyên gia tại CDC cho biết chính sự kết hợp giữa clo với nước tiểu, mồ hôi và phân là "thủ phạm" làm ngứa, cay, đỏ mắt của bạn.
Có thể mắc nhiều bệnh khi đi bơi bể bơi
Trẻ đi bơi sẽ có nguy cơ mắc bệnh tai -mũi - họng? - Đúng! Môi trường trong tai - mũi - họng là vô trùng, chỉ có một số vi khuẩn thường trú nhưng không gây bệnh. Khi đi bơi, nếu hồ nước không sạch, vi trùng sẽ lọt vào vùng tai - mũi - họng và gây bệnh. Trẻ bình thường nào cũng có nguy cơ mắc bệnh tai - mũi - họng, nhưng với trẻ đã từng mắc bệnh tai - mũi - họng thì khi đi bơi nguy cơ tái phát còn cao hơn.
Bệnh viêm kết mạc rất dễ lây lan trong hồ bơi? - Đúng! Bệnh viêm kết mạc (dân gian thường gọi là bệnh đau mắt đỏ) thường do virus gây ra và dễ lây lan trong hồ bơi. Trẻ mắc bệnh này nếu chăm sóc không đúng cách hoặc điều trị trễ có thể dẫn đến bội nhiễm hoặc viêm loét giác mạc. Lúc này nếu điều trị không kịp thời bệnh để lại sẹo giác mạc và gây mù.
Sẽ rất nguy hiểm nếu đi bơi bị mắc bệnh não mô cầu? - Đúng! Vi khuẩn não mô cầu có trong nước hồ bơi, khi xâm nhập vào cơ thể có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau: viêm họng, nhiễm trùng huyết, viêm màng não. Bệnh nhân mắc bệnh viêm màng não nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dễ gây tử vong.
Ấu trùng (bệnh ghẻ) và tế bào nấm (lang ben) sẽ rớt ra trong nước và gây bệnh cho những người bơi khác.
0 on: "Sự thật “đáng sợ” về bể bơi mà không phải ai cũng biết"